Trang chủ Vật Lý Lớp 10 Câu 19: Một vật chịu tác dụng của hai lực...

Câu 19: Một vật chịu tác dụng của hai lực kéo đều có độ lớn 8000 N và góc giữa hai lực là 90%. Độ lớn hợp lực của hai lực là A. 1600 N. Câu 20: Hai lực cân

Câu hỏi :

Help meee :((( giúp tớ vs

image

Câu 19: Một vật chịu tác dụng của hai lực kéo đều có độ lớn 8000 N và góc giữa hai lực là 90%. Độ lớn hợp lực của hai lực là A. 1600 N. Câu 20: Hai lực cân

Lời giải 1 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Câu 19:   $B$

      `F_1 = F_2 = 8000 (N)`

      `(\vec[F_1],\vec[F_2]) = 90^o`

Hợp lực tạo ra là:

      `\vec[F] = \vec[F_1] + \vec[F_2]`

Độ lớn của hợp lực là:

      `F = \sqrt[F_1^2 + F_2^2 + 2F_1 F_2 cos(\vec[F_1],\vec[F_2])]`

         `= \sqrt[8000^2 + 8000^2 + 2.8000.8000.cos90^o]`

         `= 8000\sqrt[2] (N)`

Câu 20:   $C$

Hai lực cân bằng `\vec[F_1], \vec[F_2]` là cùng tác dụng vào một vật, có cùng phương và cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

Do đó hợp lực của chúng: `\vec[F_1] + \vec[F_2] = \vec[0]`

Câu 21:   $A$

Khi xe phanh gấp, do quán tính, người không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột nên sẽ bị ngã về phía trước.

Câu 22:   $B$

Giữa Trái Đất và quả táo tồn tại lực hấp dẫn `F = P = mg` trong đó `m` là khối lượng của quả táo, `g` là gia tốc trọng trường tại vị trí của quả táo. Cho nên lực hút của quá táo với Trái Đất bằng lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo: `F = 3 (N)`

Câu 23:   $A$

Giá trị của `F` là:

      `F = ma = 1.2 = 2 (N)`

Câu 24:   $B$

      `m = 10 (kg)`

      `\alpha = 30^o`

      $g = 9,8 (m/s^2)$

Vì thùng gỗ nằm cân bằng nên ta có:

      `\vec[N] + \vec[P] + \vec[F_[msn]] = \vec[0]`

Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng:

      `F_[msn] = P sin\alpha = mgsin\alpha`

              `= 10.9,8.sin30^o = 49(N)`

Câu 25:   $C$

Lực căng dây có phương trùng với phương của sợi dây, chiều hướng vào phần giữa của sợi dây.

Câu 26:   $C$

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực có tác dụng làm vật chuyển động nhưng vật không chuyển động.

`to` Trường hợp xuất hiện lực ma sát nghỉ là cái bút đặt trên mặt bàn nằm nghiêng, vì trọng lực `\vec[P]` có tác dụng làm bút chuyển động nhưng bút không chuyển động.

Trường hợp viên phấn đặt trên bàn nằm ngang thì không xuất hiện lực ma sát nghỉ.

Trường hợp hòn đá đang lăn thì xuất hiện lực ma sát lăn.

Trường hợp cái hòm đang trượt thì xuất hiện lực ma sát trượt.

Câu 27:   $D$

Công thức tính độ lớn lực ma sát trượt:

      `F_[mst] = mu_t N` 

Chú ý: Không có dấu vecto.

Câu 28:   $B$

Biểu thức của định luật II Newton:

      `\vec[a] = \vec[F]/m`

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK