Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
Hậu quả:
- Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới:
- Học sinh có trách nhiệm học tập, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị đúng đắn.
- Tích cực tìm hiểu, học tập, nghiên cứu khoa học để giúp ích cho sự phát triển của bản thân và đất nước.
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
- Đối xử đúng mực, bình đẳng với những người xung quan, không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/học kém; dân tộc; giàu/nghèo,...)
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế.
- Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
-- Mod Lịch Sử 8
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK