Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em...

Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em khi đọc bài thơ mẹ ốm câu hỏi 6825887

Câu hỏi :

Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em khi đọc bài thơ mẹ ốm 

Lời giải 1 :

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cũng như là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Tác giả Trần Đăng Khoa không chỉ là một nhà thơ nổi bật của Việt Nam, mà còn là một trong những tác giả tiêu biểu đương đại trước năm 1975. Với nét riêng độc đáo, ông đã góp phần làm cho văn chương Việt Nam thêm phong phú và đa dạng hơn. Ông có nhiều tác phẩm mang dấu ấn cho độc giả, đặc biệt là bài thơ “Mẹ ốm”. 

Bài thơ "Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa thể hiện lòng hiếu thảo, sự yêu thương của người con trai bé nhỏ dành cho người mẹ của mình, chứa đựng ý nghĩa tình cảm sâu sắc và đầy đủ cảm xúc. Bài thơ hiện lên hình ảnh người con vô cùng quan tâm, lo lắng cho người mẹ khi mẹ bị ốm.

Ngay cầu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh để miêu tả cảnh mẹ ốm:

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi mẹ khỏe và mẹ ốm. Mọi hôm mẹ khỏe luôn thích vui chơi nhưng hôm nay mẹ ốm mẹ lại không nói cười được. Rất nhiều em bé thấy cảnh mẹ ốm. Tuy nhiên không phải ví von, miêu tả tinh tế như nhà văn Trần Đăng Khoa. Dù chỉ là những hành động quen thuộc, đơn giản nhưng có thể thấy nhà thơ rất để ý tới từng chi tiết thói quen của mẹ. 

Ở hai câu thơ tiếp theo, đã kể lại thói quen khi không ốm mẹ sẽ tem trầu. Mọi hôm, mẹ thích vui chơi. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Truyện Kiều. Nhưng hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười như trước được nữa.

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ ốm nên lá trầu và Truyện Kiều đã bị gấp lại, nó buồn làm sao. Không dừng lại đó, nhà thơ lại tiếp tục miêu tả việc mẹ ốm bằng những hình ảnh như “Cánh màn khép lỏng cả ngày/ Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Nhà thơ quan sát mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất, quan sát từ những điều xung quanh mẹ, để ý từng cánh màn. Ruộng vườn từ khi mẹ ốm không có ai cày cuốc, chăm sóc nó hàng ngày như trước. Thế nên ông mới nhận ra, mẹ vẫn thường xuyên ra ruộng ra vườn. Từ đó tác giả cũng ngờ ngợ nhận ra “Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.  Cho ta thấy hình ảnh người mẹ tần tảo, luôn chăm chỉ làm việc không quản nắng mưa, khó khăn nhọc nhằn.

Câu thơ tiếp đã cho độc giả thấy sự quan tâm từ tình làng nghĩa xóm đến thăm mẹ khi mẹ ốm:

Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Điều đó cho ta thấy rằng, mẹ là người tốt bụng, luôn quan tâm, yêu thương mọi người nên khi mẹ ốm mọi người rất quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi cực nhọc, vất vả của mẹ trong cuộc sống khó khăn mà nhà thơ đã từng chứng kiến và cảm nhận được. Qua đó còn thấy được tình làng nghĩa xóm, luôn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn “người cho trứng, người cho cam”.

Khi gần cuối bài Trần Đăng Khoa đã thổ lộ tấm lòng hiếu thảo của mình bằng những câu thơ :

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Qua đó, độc giả có thể thấy được sự quan tâm của người con dành cho mẹ khi mẹ ốm, tác giả không rời mẹ nửa bước. Mỗi sự thay đổi của mẹ đều được tác giả chứng. Tác giả nhớ lại những khó khăn, vất vả của mẹ qua hình ảnh ấn dụ: “cả đời đi gió đi sương” trong lúc buổi sáng mưa rào, mọi khi mẹ đã dậy sớm làm việc nhưng nay ”mẹ lại lần giường tập đi”. 

Khi mẹ ốm tác giả đã làm cho mẹ vui vẻ trong những ngày tháng bị bệnh bằng những điều giản đơn qua bốn câu thơ tiếp:

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Cậu bé không ngại “ngâm thơ”, ” kể chuyện”, “ múa ca” ,” diễn kịch”, “ hát chèo” để mẹ nằm trên giường bệnh luôn có niềm vui. Nhờ những hình ảnh đó đã cho ta thấy được Trần Đăng Khoa là một cậu mẹ đa tài, biết làm mọi thứ. Cậu làm những thứ đó vì cậu rất biết ơn mẹ đã dành tất cả cho đứa con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Nhà thơ thương mẹ, thấy được những nếp nhăn có trên khuôn mặt phúc hậu. Thương mẹ ốm, người con chỉ biết cầu mong mẹ khỏe để mẹ có những bữa cơm ngon miệng và có giấc ngủ ngon hàng ngày. Với con thơ, mẹ là cả cuộc đời, mẹ là người luôn hy sinh vì con, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có lẽ đây cũng là tình yêu thương của những người con dành cho mẹ. Mẹ luôn là người mình yêu nhất, dành tình cảm nhiều nhất, mẹ là đất nước luôn gắn bó với con cả cuộc đời. Không có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ dành cho con. Tình yêu của con không chỉ có mẹ mà trong đó có cả hình ảnh quê hương đất nước.

Bài thơ “Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa được viết theo thể thơ lục bát. Bài thơ thể hiện tấm lòng biết ơn, là tình mẫu tử thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Qua bài thơ này, tác giả không chỉ là tình cảm yêu thương, lòng biết ơn con dành cho mẹ, không chỉ ca ngợi đức hy sinh của người mẹ dành cho con, mà còn có cả tình yêu cho quê hương đất nước.

Lời giải 2 :

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK