SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về, quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống.
Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị lũ trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ: “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”. Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá. Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng trào ra. Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc. Thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là cây vú sữa.
(Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2. Nhân vật chính trong Truyện Sự tích cây vú sữa là ai?
Câu 3. Trong truyện, cậu bé nhớ đến mẹ và tìm đường về nhà khi:
Câu 4. Cây xanh trong vườn nhà cậu bé do đâu mà có?
Câu 5. Câu văn “Thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ” có công dụng gì?
Câu 7. Trong câu văn“Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình”, từ ân hận có ý nghĩa là:
Câu 8. Dòng nào sau đây đúng với chủ đề truyện Sự tích cây vú sữa?
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ?
`1. C`
`→` Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật.
`2. A`
`→` Cậu bé là nhân vật được nhắc tới và xuất hiện xuyên suốt trong cả bài.
`3. D`
`→` Dựa vào chi tiết : Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị lũ trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
`4. C`
`→` Dựa vào chi tiết : Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về, quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống.
`5. B`
`→` Cụm từ so sánh : như.
`⇒` So sánh hai đối tượng : Thân cây xù xì, thô ráp `-` Đôi bàn tay làm lụng của mẹ.
`6. D`
`→` Nhấn mạnh cụm từ cần hiểu theo nghĩa đặc biệt.
`7. C`
`→` Thể hiện sự băn khoăn, day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra.
`8. A`
`→` Mặc dù mục đích của văn bản cũng là giải thích tên gọi của một loài cây nhưng chủ yếu bài đề cao tình cảm mẫu tử.
`9.` Bài học tâm đắc mà em rút ra trong câu chuyện là :
`→` Trong cuộc sống, đôi lúc ta cần phải suy nghĩ thấu đáo và nhìn nhận mọi việc trước khi làm. Bởi chỉ cần một hành động, lời nói dù chỉ nhỏ bé, giản đơn nhất nhưng lại khiến ta gặp phải những hậu quả khó lường. Hãy trân trọng, biết ơn và yêu mẹ mình nhiều hơn, khi còn có thể.
`10.` Qua câu chuyện, em thấy mình cần có trách nhiệm với cha mẹ :
`@` Luôn hiếu thảo, vâng lời bố mẹ.
`@` Phụ giúp, sẽ chia những công việc nhà hay những công việc trong cuộc sống vừa với khả năng của bản thân.
`@` Luôn trân trọng, tự hào và biết ơn tới những công sinh thành, nuôi dưỡng của bố mẹ.
`@` Chăm chỉ học hành để không phụ lòng cha mẹ.
$\color{skyblue}{\text #Arii}$
$\text{ CHÚC BẠN HỌC TỐT! }$
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK