- Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
- Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
( Trích “Truyện cổ tích Việt Nam”, tr.21,22, NXB Mĩ thuật 2018).
Câu 1. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Tích Chu. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật người bà. C. Lời của nhân vật người bố.
Câu 2. Việc làm nào của bà không dành cho Tích Chu?
A. Làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu.
B. Có thức gì ngon cũng dành cho Tích Chu.
C. Cho Tích Chu tiền rong chơi với bạn bè.
D. Khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.
Câu 3. Từ chạy, bay trong câu văn “Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Đại từ.
Câu 4. Đọc câu chuyện em thấy tình cảm của bà dành cho Tích Chu như thế nào?
A. Bà không yêu thương Tích Chu. B. Bà tảo tần vất vả sớm hôm.
C. Bà yêu thương, chăm sóc cho Tích Chu. D. Bà làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu.
Câu 5. Điều gì khiến bà tiên xuất hiện giúp Tích Chu tìm bà?
A. Tích Chu đã lớn. B. Tích Chu trí tuệ hơn người.
C. Tích Chu đi đường mệt. D. Tích Chu hối hận và đã biết thương bà.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi Tích Chu có sức khỏe phi thường.
C. Giải thích nguồn gốc nước suối Tiên.
D. Ca ngợi tình cảm gia đình.
Câu 7. Khi bà biến thành chim, thái độ của Tích Chu ra sao?
A. Mừng rỡ. B. Hoảng hốt. C. Dửng dưng. D. Ngạc nhiên.
Câu 8. Nhận xét nào đúng về cậu bé Tích Chu?
A. Đáng khen vì biết đi tìm bà. B. Đáng trách vì mải chơi.
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 1: B. Lời của người kể chuyện.
- Người kể câu chuyện giấu mặt, không tham gia vào chuyện nhưng biết rõ diễn biến chuyện
Câu 2: C. Cho Tích Chu tiền rong chơi với bạn bè.
-Loại trừ đáp án A,B,D: Làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu. Có thức gì ngon cũng dành cho Tích Chu. Khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.
Câu 3. B. Động từ.
-Khái niệm: Động từ được định nghĩa là từ dùng để chỉ các hoạt động hoặc trạng thái của con người và sự vật hiện tượng khác. VD: chạy, bay,ăn,...
Câu 4. C. Bà yêu thương, chăm sóc cho Tích Chu
- Đọc câu chuyện em thấy:bà Làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu. Có thức gì ngon cũng dành cho Tích Chu. Khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.
Câu 5: D. Tích Chu hối hận và đã biết thương bà.
- Theo đề bài: Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận.
Câu 6: D. Ca ngợi tình cảm gia đình.
- Câu truyện cậu bé Tích Chu đã dạy một bài học rất sâu sắc rằng các bạn phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, những người có công ơn nuôi nấng mình. Khi người lớn dạy bảo những gì các bạn đều phải lắng nghe và vâng lời, không được ham chơi mà bỏ mặc người lớn khi bệnh hoạn.
Câu 7: B. Hoảng hốt
Câu 8: Tích Chu vừa đáng chê vừa đáng khen.
Câu `1`: `B`: Lời của người kể chuyện
`->` Thuộc ngôi thứ `3`
Câu `2`: `C`: Cho Tích Chu tiền rong chơi với bạn bè
`->` Điều này không có trong bài học. Trong bài chỉ cho thấy những điều tốt mà bà dành cho Tích Chu.
Câu `3`: `B`: Động từ
`->` Động từ trong câu là từ "Chạy, bay"
Câu `4`: `C`: Bà Yêu thương, chăm sóc cho Tích Chu
`-` Những biểu hiện đó là:
`+` Có đồ ăn ngon cũng dành cho Tích Chu
`+` Khi đi ngủ bà quạt cho Tích Chu
`+` Bà làm việc quần quật để nuôi Tích Chu
Câu `5`: `D`
Câu `6`: `D`
`->` Tình cảm bà dành cho Tích Chu
Câu `7`: `B`
Câu `8`: `B`
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK