Câu 1.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cũng vào khoảng khắc cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê
Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm
tấm mấy chấm đen, nở từng chum, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có
người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai
mận… Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa
nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế.”
a. Giải thích từ “vương giả” được dung trong đoạn văn trên và cho biết từ
“vương giả” thuộc loại từ gì? Tìm trong đoạn văn một một từ trái nghĩa với từ
“vương giả”.
b. Phân tích thành phần câu của câu văn được in đậm trong đoạn văn trên và cho
biết theo cấu tạo, câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
c. Các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên
kết nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
`1.`
`a)`
`-` Từ "vương giả" trong đoạn văn trên được hiểu theo nghĩa : ám chỉ tới một cuộc sống cao sang, phú quý, có đời sống vật chất sung sướng, giàu sang tựa như hoàng gia, vua chúa.
`-` Từ "vương giả" thuộc từ loại : Tính từ.
`-` Trái nghĩa với từ "vương giả" là :
`+` bần hàn.
`+` quê mùa.
`b)` Câu : "Cũng vào khoảng khắc cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười."
`@` Trạng ngữ : Cũng vào khoảng khắc cuối tháng ba.
`→` Trạng ngữ chỉ thời gian.
`-` Vế `1` : Các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ đâm hoa.
`@` Chủ ngữ `1` : Các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ.
`@` Vị ngữ `1` : đâm hoa.
`-` Vế `2` : Người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười.
`@` Chủ ngữ `2` : Người ta.
`@` Vị ngữ `2` : thấy hoa sầu đâu nở như cười.
`→` Các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ : và.
`c)` Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là :
`+` Phép thế : Từ "hoa sầu đâu" được thay thế bằng từ "hoa".
`+` Phép lặp : Từ "hoa".
`+` Phép nối : "Nhưng".
$\color{skyblue}{\text #Arii}$
$\text{ CHÚC BẠN HỌC TỐT! }$
`a)`
`-` Nghĩa của từ ''vương giả'': Xa hoa, quý phái, tượng trưng cho sự giàu sang và sang trọng.
`-` Từ ''vương giả'' thuộc loại tính từ.
`-` Từ trái nghĩa với từ ''vương giả'': quê mùa.
`b)`
Cũng vào khoảng khắc cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười.
`+` Trạng ngữ: Cũng vào khoảng khắc cuối tháng ba
`+` Chủ ngữ `1`: các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ
`+` Chủ ngữ `2`: người ta
`+` Vị ngữ `1`: đâm hoa
`+` Vị ngữ `2`: thấy hoa sầu đâu nở như cười
`c)`
Các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết:
`-` Phép thế: Thế ''hoa sầu đâu'' với ''hoa''.
`-` Phép lặp: ''hoa''.
`-` Từ ngữ liên kết: ''nhưng''.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK