Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6.
$\color{lightblue}{\triangleright \triangleright\texttt{ngocha} \color{gray}{\texttt{021211} \triangleleft \triangleleft}} $
Đoạn mẫu:
Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Với những hình ảnh thơ tinh tế, gợi cảm, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thu đẹp đẽ, đầy sức sống và gợi ra những suy tư về cuộc đời. Mở đầu bài thơ là một không gian tĩnh lặng, với "sương chùng chình" và "con đường vắng". Hình ảnh "sương chùng chình" như níu giữ bước đi của mùa hạ, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến. "Con đường vắng" gợi nên sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật, đồng thời thể hiện tâm trạng của tác giả: có chút buồn thương, có chút tiếc nuối mùa hạ đã qua. Tuy nhiên, sang khổ thơ thứ hai, bức tranh thu bỗng trở nên sinh động, tươi sáng hơn với "hương ổi chín". Hương ổi chín là hương vị đặc trưng của mùa thu, nó lan tỏa trong không gian, gợi cảm giác ngọt ngào, đầm ấm. Bài thơ "Sang thu" đã thể hiện sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả Hữu Thỉnh.
đây là một bài văn cũ của tôi có thể tham khảo nhưng ko thể chép vì nó ngắn
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là bài thơ viết về hình ảnh Bác Hồ qua những sinh hoạt đời thường. Bác không ngủ vì lo cho chiến dịch, vì lo cho các chú bộ đội phải ngủ ngoài rừng lấy lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn. Tôi ấn tượng nhất hai câu thơ: “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Bác không ngủ, cũng không hoạt động chân tay, mà chỉ “ngồi đinh ninh”. Tưởng chừng như “ngồi đinh ninh” không để làm gì nhưng chính cụm từ đó đã gợi cho người đọc nhiều trường liên tưởng. Tại sao Bác không ngủ mà lại ngồi đinh ninh? Bác đang lo nghĩ chuyện gì? “Ngồi đinh ninh” là ngồi yên một chỗ, không động đậy, không nói một lời nào. Từ bên ngoài, người ta chỉ có thể biết Bác đang suy nghĩ điều gì đó. Câu thơ tiếp theo “Chòm râu im phăng phắc” vừa khắc họa hình ảnh quen thuộc, gần gũi của Bác Hồ mà ai cũng biết chính là chòm râu. Nhưng “chòm râu” nào có tri giác để biết “im phăng phắc”?! Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để nói lên hình ảnh Bác ngồi một mình, lặng lẽ giữa đêm khuya, ngẫm ngợi. “Chòm râu im phăng phắc” đồng thời cũng cho thấy khung cảnh xung quanh lặng yên, không có một tiếng động hay hoạt động nào, ngay cả một cơn gió cũng không có. Như vậy, không gian ở đây là không gian tĩnh lặng của đêm khuya. Chỉ với hai câu thơ cùng biện pháp tu từ nhân hóa, tác giả đã vẽ được không gian, thời gian và hình ảnh của Bác. Điều đó đã cho tôi có thêm những cảm nhận về một bài thơ hay và hiểu thêm về chân dung Bác Hồ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK