Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc...

Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu

Câu hỏi :

Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trắng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân." (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm ) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Nhưng hình ảnh nào trong bài thơ nói về nét đặc trưng của quê hương Câu 3. Em hiểu nghĩa của từ "thong thả" tron câu thơ: "Đàn trâu thong thả đường đê" như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ: Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Câu 5. Từ nội dung bài thơ, tác giải muốn gửi gắm người đọc thông điệp gì?( trình bày từ 3-5 câu)

Help mee

Lời giải 1 :

1. Thể thơ: lục bát

2. Những hình ảnh trong bài thơ nói về nét đặc trưng của quê hương: nắng, dòng sông, con đò, cánh cò, cánh đồng, khói bếp, cầu vồng, câu hát ơi à, mồ hôi cha mẹ, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, cỏ lau, trăng, sao, gió sông, hoa màu

3. Em hiểu nghĩ của từ "thong thả" trong câu thơ:  "Đàn trâu thong thả đường đê" có nghĩa là: trạng thái chậm rãi, từ tốn. "Thong thả" trong câu thơ trên gợi hình ảnh đàn trâu đi rất chậm rãi, bình thản trên con đường đê. Qua câu văn này, có thể thấy được sự bình yên nơi làng quê của tác giả.

4. Biện pháp tu từ:

+ điệp cấu trúc "Em yêu..."

+ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác): sợi nắng cong

+ nhân hóa: cánh đồng mùa gặt - lượn lờ

+ đảo ngữ: "chao liệng cánh cò"

`->` Tác dụng:

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn

+ gây ấn tượng mạnh với người đọc

+ làm nổi bật bức tranh phong cảnh làng quê nơi nhà thơ sinh sống

+ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật trữ tình

5.

 Qua nội dung bài thơ, tác giả gửi tới người đọc thông điệp về tình yêu quê hương. Trong bài thơ "Quê hương", Đỗ Trung Quân đã từng viết: "Quê hương mỗi người chỉ một/ Như  là chỉ một mẹ thôi". Hãy yêu, trân trọng quê hương từ những hình ảnh quen thuộc, từ những điều nhỏ bé, giản đơn nhất. Cần cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích, góp phần dựng xây nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng giàu đẹp hơn. 

Lời giải 2 :

Câu 1:

 biểu cảm và miêu tả 

Câu 2:

 Cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan như: thị giác, xúc giác, thính giác

Câu 3:

: nói về những sự vật ở quê hương tác giả từ lúc sáng sớm đến chiều tối, lúc nào cũng vui tươi và sôi nổi.

Câu 4:

 nhiều suy nghĩ về lòng yêu quê hương, đất nước. Đó là một tình cảm thiêng liêng, gắn bó con người với thiên nhiên và nguồn cội của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK