Lòng tự trọng được xem là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật. [...] Có thể bạn chưa biết, tại Nhật, một người cảnh sát khi bắt gặp một người lái xe vi phạm luật giao thông, anh ấy sẽ không bắt người tài xế xuống xe mà sẽ bước đến bên buồng lái hỏi chuyện với người tài xế chỉ vì muốn giữ lòng tự trọng cho người lái xe. Tại một cửa hàng của Nhật Bản, người chủ tiệm đã quyết định lắp đặt camera để quản lý trông coi hàng hóa phòng trường hợp bị mất cắp. Ngay một thời gian sau, không có bất kỳ vị khách nào ghé đến cửa hàng mua đồ nữa, họ tẩy chay chủ tiệm.
Và một điều kì lạ trong hàng tá những kì lạ về xứ sở này đó chính là chỉ trong vài ba năm, nước Nhật có tới từ 4-5 Thủ tướng, không phải người đứng đầu của đất nước bị cách chức mà họ xin từ chức. Từ chức vì lòng tự trọng. Trong bất kể một lĩnh vực nào, dù chỉ là một sai phạm nhỏ, dù đó là do cấp dưới gây ra, người đứng đầu luôn nhìn nhận rằng nguyên nhân dẫn đến hậu quả này xuất phát từ chính họ, là lỗi của mình. Có câu chuyện kể về một vị giáo sư khi bị người khác đâm xe làm ngã, ông đứng dậy và nói với người làm ông ngã rằng:“Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này!”.
Người Nhật rất kiêng kị xúc phạm người khác. Trong giao tiếp, họ luôn cố gắng tìm cách nói giảm, nói tránh bằng những hành động ít mang tính đe dọa, không làm tổn thương người khác trước đám đông vì người Nhật muốn giữ lòng tôn nghiêm cho người khác.
Câu 1 (0,25 điểm): Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
Câu 2 (0,25 điểm): Xác định câu văn nêu chủ đề của đoạn trích?
Câu 3 (0,5 điểm): Để làm sáng tỏ cho chủ đề của đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra mấy bằng chứng?
Câu 4 (0,5 điểm): Từ “tự trọng” trong văn bản trên có nghĩa là gì?
Câu 5 (0,25 điểm): Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì?
Ngay một thời gian sau, không có bất kỳ vị khách nào ghé đến cửa hàng mua đồ nữa, họ tẩy chay chủ tiệm.
Câu 6 (0,25 điểm): Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu:“Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này!”.
Câu 7 (0,25 điểm): Các từ sau thuộc loại từ nào: “tự trọng, cốt lõi, giá trị, vi phạm, giao thông, bất kỳ, giáo sư, xúc phạm, tôn nghiêm”.
Câu 8 (0,25 điểm): Phẩm chất nào của người Nhật được nói đến trong văn bản?
C. Đoàn kết D. Yêu nước
`1. C`
`⇒` Tác giả đưa ra hệ thống luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề và đối tượng đang được bàn luận : Lòng tự trọng.
`⇒` Thể loại : Văn bản nghị luận.
`2. B`
`⇒` Câu chủ đề thường được nêu ở ngay đầu bài. Nó mang hàm ý nội dung chủ chốt cho toàn bài đọc `->` Nhận định và nêu quan điểm cá nhân về lòng tự trọng.
`3. C`
`⇒` Tác giả đưa ra các dẫn chứng cụ thể nhằm làm sáng tỏ cho ý kiến và quan điểm cá nhân đã được nêu trên :
`@` Tại Nhật, một người cảnh sát khi bắt gặp một người lái xe vi phạm luật giao thông, anh ấy sẽ không bắt người tài xế xuống xe mà sẽ bước đến bên buồng lái hỏi chuyện với người tài xế chỉ vì muốn giữ lòng tự trọng cho người lái xe.
`@` Tại một cửa hàng của Nhật Bản, người chủ tiệm đã quyết định lắp đặt camera để quản lý trông coi hàng hóa phòng trường hợp bị mất cắp. Ngay một thời gian sau, không có bất kỳ vị khách nào ghé đến cửa hàng mua đồ nữa, họ tẩy chay chủ tiệm.
`@` Chỉ trong vài ba năm, nước Nhật có tới từ 4-5 Thủ tướng, không phải người đứng đầu của đất nước bị cách chức mà họ xin từ chức. Từ chức vì lòng tự trọng.
`@` Một vị giáo sư khi bị người khác đâm xe làm ngã, ông đứng dậy và nói với người làm ông ngã rằng : "Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này!"
`⇒` Số lượng dẫn chứng : `4`.
`4. A`
`⇒` "Tự trọng" được hiểu là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.
`5. B`
`⇒` Trạng ngữ "Ngay một thời gian sau" là trạng ngữ chỉ thời gian.
`⇒` Tác dụng : Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
`6. C`
`⇒` Câu văn nằm giữa dấu ngoặc kép là lời thoại trực tiếp của nhân vật người giáo sư khi bị người khác đâm xe làm ngã.
`⇒` Tác dụng : Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
`7. D`
`⇒` Các từ trên đều là từ ngữ được người Việt mượn từ gốc Hán.
`8. B`
`⇒` Ngay từ câu đầu tiên của bài đọc : "Lòng tự trọng được xem là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật" `→` Câu chủ đề đã nêu rất rõ đối tượng được nhắc tới : Lòng tự trọng.
`⇒` Phẩm chất được nói tới : Tự trọng.
$\color{skyblue}{\text #Arii}$
$\text{CHÚC BẠN HỌC TỐT!}$
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK