Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới: ...Và tôi đem câu chuyện này kể lại với cha. Cha tôi cười, nói: Câu nói này cha đã nghe lâu rồi. Hồi a

Câu hỏi :


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:
“...Và tôi đem câu chuyện này kể lại với cha. Cha tôi cười, nói: “Câu nói này cha đã nghe lâu rồi. Hồi anh B con ở xóm trên đây ra làm nhà in cho ông T ở Quảng Nam. Ông T thấy anh B nhà nghèo mà cũng đi học, ổng nói: “Mày mà học hành gì, theo xách dép cho thằng C tao. Bao giờ đi thi nói nó thi giùm cho!”. Anh B con không nói không rằng. Anh cố gắng học. Kỳ thi tú tài anh B đậu còn anh C con ổng trượt mất. Bây giờ anh B con làm thầy giáo, còn anh T không biết làm gì ngoài đó? Sự đời là vậy đó con. Thôi con ráng học cho thật giỏi!… 
Từ đó, tôi ra sức học hành, ngày đêm tìm tòi nghiên cứu sách, vở, báo chí… Tôi nhớ lời cha dặn là: Ở đời không có một nghề nào là tầm thường. Nghề nào cũng vinh quang. Nhưng muốn vinh quang thì phải thật sự giỏi. Bậc tiền bối đã nói: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Con đừng vì câu nói của cha nó mà nhụt chí…
Không biết đằng sau câu nói của cha nó là một ác ý hay là một lời khích lệ bản thân tôi? Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn lời nói ấy. Nó đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến đỉnh vinh quang.” 
       (Phạm Văn Hoanh - Đằng sau câu nói - Hạt giống 
tâm hồn - Tuổi trẻ online 27/12/2012)                                                                                                                                   
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1: Phương thức biểu đạt trong văn bản trên là:
A. Miêu tả   B. Nghị luận     C. Tự sự      D. Tự sự kết hợp với nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn;   B. Tản văn     C.Truyện cổ tích;     D. Truyền thuyết.
Câu 3.  Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
A. Ngôi thứ nhất    B. Ngôi thứ hai.    C. Ngôi thứ ba;    D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 4:  Từ nào sau đây là từ mượn 
A. Không biết     B. Ngày đêm               C. Tiền bối                D. Câu nói        
Câu 5.  Nghĩa của từ “học hành” là:
A. Học tập và thực hành.   B. Chăm lo việc học C. Dám nghĩ dám làm.    D. Siêng năng.
Câu 6. Trạng ngữ “Từ đó” trong câu “Từ đó, tôi ra sức học hành, ngày đêm tìm tòi nghiên cứu sách, vở, báo chí.”
A. Trạng ngữ chỉ thời gian;               B. Trạng ngữ chỉ mục đích.
C. Trạng ngữ chỉ điều kiện;               D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân  
Câu 7. Em hiêu như thế nào về câu nói: “Ở đời không có một nghề nào là tầm thường”.
A. Nghề nào cũng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội..                   
B. Nghề nào có ích cho xã hội là cao quý, là vinh quang.
C. Không có nghề nào tầm thường mà chỉ có những kẻ lười biếng mới tầm thường. 
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8.  Thông điệp của đoạn trích
A. Ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn. B. Ý chí là khả năng con người.
C. Nghị lực là một loại sức mạnh tinh thần. D, Không lùi bước trước khó khăn thử thách
Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống. (Viết từ 3 đến 5 câu).
Câu 10. Từ đoạn trích trên em rút ra được bài học gì cho bản thân. (Viết từ 3 đến 5 câu

Lời giải 1 :

Câu 1: Phương thức biểu đạt trong văn bản trên là:

A. Miêu tả B. Nghị luận C. Tự sự  D. Tự sự kết hợp với nghị luận

 `\text{ +}` Văn bản trên kể về câu chuyện tích cực nỗ lực trong học tập . 

 `\text{ ⇒ Chọn B}`

Câu 2. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn ; B. Tản văn C.Truyện cổ tích; D. Truyền thuyết.

`+` Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện ngắn. Truyện này ngắn gọn và tinh tế, phản ánh một khía cạnh của cuộc sống trong thời gian ngắn. 

 `\text{ ⇒ Chọn A}`

Câu 3. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? 

A. Ngôi thứ nhất  B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba; D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

 `\text{ +}` Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ nhất , người kể chuyện xưng "tôi" và trực tiếp tham gia vào câu chuyện. 

 `\text{ ⇒ Chọn A}`

Câu 4: Từ nào sau đây là từ mượn 

A. Không biết B. Ngày đêm  C. Tiền bối   D. Câu nói        

 `\text{ +}` Các đáp án A, B, D là từ thuần Việt 

 `\text{ +}` Đáp án C . Tiền bối là từ Hán Việt. Từ này là chỉ những người thuộc lớp trước , đi trước mình. 

 `\text{ ⇒ Chọn C}`

Câu 5. Nghĩa của từ “học hành” là:

A. Học tập và thực hành  B. Chăm lo việc học C. Dám nghĩ dám làm. D. Siêng năng. 

 `\text{ +}` Học : Là học tập , tiếp thu kiến thức , bài học. 

 `\text{ +}` Hành : Thực hành . 

`→` Học hành là việc hành tập và thực hành

 `\text{  ⇒ Chọn A}`

Câu 6. Trạng ngữ “Từ đó” trong câu “Từ đó, tôi ra sức học hành, ngày đêm tìm tòi nghiên cứu sách, vở, báo chí.”

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ mục đích.

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện; D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân  

 `\text{ +}` "Từ đó " là trạng ngữ chỉ thời gian , chỉ từ khoảng thời gian đó ..

 `\text{ ⇒ Chọn A}`

Câu 7. Em hiêu như thế nào về câu nói: “Ở đời không có một nghề nào là tầm thường”.

D. Tất cả các ý trên 

 `\text{ -}` Em hiêu như thế nào về câu nói: “Ở đời không có một nghề nào là tầm thường”là :

`\text{ +}`Nghề nào cũng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội..      `\text{ +}` Nghề nào có ích cho xã hội là cao quý, là vinh quang.

 `\text{ +}`Không có nghề nào tầm thường mà chỉ có những kẻ lười biếng mới tầm thường.   

 `\text{ ⇒ Chọn D}`

Câu 8. Thông điệp của đoạn trích

A. Ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn 

. B. Ý chí là khả năng con người.

C. Nghị lực là một loại sức mạnh tinh thần. D, Không lùi bước trước khó khăn thử thách

 `\text{ +}`Thông điệp của đoạn trích : Ý chí và nghị lực, cố gắng  giúp ta vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được thành công , đạt được những điều tốt đẹp. 

 `\text{ ⇒ Chọn A}`

Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống. (Viết từ 3 đến 5 câu).

 `\text{ °}` Qua đoạn trích trên , em thấy rằng ý chí và nghị lực của con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhờ có ý chí và nghị lực mà ta có thể vượt qua được mọi khó khăn , thử thách , nghịch cảnh. Để rồi từ đó ta có thể gặt hái được những điều tốt đẹp , đạt được thành công , vinh quang trong cuộc sống. Vì vậy , mỗi chúng ta cần có tinh thần , ý chí và nghị lực trong cuộc sống. 

Câu 10. Từ đoạn trích trên em rút ra được bài học gì cho bản thân. (Viết từ 3 đến 5 câu

    `\text{ °}` Qua đoạn trích trên , em đã rút ra cho bản thân mình được một bài học vô cùng bổ ích . Đó là bài học về lòng quyết tâm , ý chí , nghị lực trong cuộc sống. Khi có được ý chí và nghị lực , bản thân em sẽ không chùn bước trước khó khăn , dù trở ngại đó có khắc nghiệt đến mức nào bản thân em cũng sẽ dũng cảm sẵn sàng đối mặt. Đây quả là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có ! 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK