ĐỌC- HIỂU: (6 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sỹ Liên)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? (0.5 điểm)
Câu 2: Nêu hai đặc điểm nổi bật của thể loại truyện mà em vừa tìm được ở câu 1. (1.0 điểm)
Câu 3: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của câu sau: “Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật” ( 1 điểm)
Câu 4: Tìm những chi tiết về lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ trong cách ứng xử với vợ và mọi người. Qua cách cho thấy ông là người như thế nào? (1.5 điểm)
Câu 5: Nêu nội dung của văn bản trên. (1 điểm)
Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được gì về cách ứng xử trong cuộc sống? Trả lời bằng 3- 4 câu văn. (1 điểm)
`***`$Arianne$
`1.`
`-` Văn bản trên thuộc thể loại: Kí
`2.`
`-` Hai đặc điểm nổi bật của thể loại truyện mà em vừa tìm được ở câu `1`
`+` Tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian.
`+` Tác giả có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc.
`3.`
`@` "Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật."
`-` Kiểu câu:
`+` Phân loại theo mục đích nói: Câu cầu khiến
`+` Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn
`-` Tác dụng: Trình bày yêu cầu, đề nghị, mong muốn của thái sư Trần Thủ Độ, quở trách người và ban thưởng cho người nói thật.
`4.`
`-` Những chi tiết về lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ trong cách ứng xử với vợ mà mọi người
`+` Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
`+` Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà bà khóc vì bị khinh nhờn. Ông cho bắt người quân hiệu đến kể rõ ngọn ngành, sau đó lấy vàng, lụa thưởng cho bởi anh ta biết giữ phép nước
`=>` Nhận xét: Ông là một người thẳng thắn, chính trực, giúp dân, giúp nước, vô cùng đáng tin cậy
`5.`
`-` Nội dung của văn bản trên: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ với lòng yêu nước, sở hữu nhiều đức tính, phẩm chất đáng quý, được nhân dân tin tưởng, yêu quý
`6.`
Qua câu chuyện trên, em học được cách ứng xử chuẩn mực trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta nên trở thành con người ngay thẳng, chính trực, đối xử bình đẳng với mọi người, không thiên vị chỉ dựa trên cấp bậc. Hãy luôn thật thà, trở thành công dân tốt, giúp dân, giúp nước.
1. Thể loại sử kí
2.
Đặc điểm 1: Ghi chép lịch sử một cách chân thực, khách quan
Đặc điểm 2: Xoay quanh những nhân vật, sự kiện lịch sử có thực
3. Câu cầu khiến
Tác dụng: Trần Thủ Độ đề nghị bệ hạ trách phạt mình và ban thưởng cho người nói thật
4.
- Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Nhận xét: Ông là người chí công vô tư, luôn hành động vì giang sơ xã tắc đại cuộc, không vì tình riêng mà dung túng cho những việc làm sai trái, trái với phép tắc
5
Nội dung của văn bản là câu chuyện của Thái sư Trần Thủ Độ cho thấy ông là người chí công vô tư, luôn làm đúng với phép tắc
6
Từ câu chuyện, bài học em rút ra được đó là mỗi người cần hành động vì xã hội công bằng, dân chủ. Mỗi người đều cần đối xử công bằng và khách quan với người xung quanh. Càng là những người có chức vụ cao trong xã hội, đất nước thì càng cần chí công vô tư và tuân thủ phép tắc.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK